Bí quyết tối ưu SEO với cấu trúc URL đúng cách

Nội dung chính sẽ là trang dẫn đầu của bạn trong mỗi phần để xác định về category của bạn. Nó sẽ trình bày như một nguồn có liên quan cho một chủ

Tiếp tục với một lời khuyên mà chúng tôi đã tổng hợp lại được dành cho các bạn đang thực hiện công việc SEO cũng như marketing hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách tối ưu SEO với cấu trúc đường dẫn (URL) đúng cách. Nhiều bạn nghĩ rằng việc thực hiện tối hưu hóa URL chỉ cần chứa từ khóa cần SEO là đủ nhưng thực sự không phải thế. Đây là một số lời khuyên dành cho bạn.

Tối ưu SEO với cấu trúc URL đúng cách

Chúng tôi sẽ không đưa ra những nguyên tắc hay cách bố trí chính xác bởi nó có thể đúng với bạn nhưng chưa hẳn đã đúng với nhiều người. Chúng tôi sẽ đưa ra câu hỏi, bạn đã có nó chưa? Hay bạn đã biết đến nó chưa?

Hãy cùng bắt đầu nhé!

Từ khóa cần SEO có xuất hiện trong URL của bạn?

Đầu tiên và khá quan trọng. Bạn có từ khóa trong URL hay chưa?

Hãy đảm bảo rằng từ khóa cần SEO đã có xuất hiện trong URL của bạn. Đây là một trong những điều vô cùng cần thiết bởi cả Google bot và người đọc đều mong muốn được tìm thấy nó trước khi click vào đường dẫn. Chúng ta đã và có hàng ngàn tài liệu nói về vấn đề này khi tối ưu hóa URl để chuẩn SEO. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nó trên Google bởi chính họ cũng khuyên chúng ta làm điều đó.

Xuất hiện như thế nào? Bao nhiêu là đủ?

Trước thời điểm cuối 2016 đầu 2017, các bạn sẽ ít gặp phải việc Google cho các bạn bay ra khỏi top 100 hay là giảm thứ hạng từ khóa trong khi bạn chưa thực hiện SEO offpage. Không phải bạn “thiếu đẹp trai” đâu mà do bạn đã bị liệt vào danh sách tối ưu hóa quá liều hay google đang đánh giá bạn như vậy. Bạn đọc có thể lưu ý cụm từ “over optimize” Bạn hãy ghi chép lại cụm từ này bởi chúng tôi sẽ nói sâu hơn về nó trong quá trình chia sẻ nội dung bài viết. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về nó trên các công cụ tìm kiếm.

TÌNH TRẠNG WEBSITE CỦA BẠN LẠM DỤNG TỐI ƯU HÓA QUÁ MỨC CÓ THỂ, HAY GỌI LÀ QUÁ LIỀU GỌI LÀ OVER OPTIMIZE

Việc sử dụng từ khóa SEO trong URL là cần thiết, nó giúp thứ hạng của bạn được cải thiện hơn. Thế nhưng không phải URL nào bạn cũng thực hiện điều đó. Bạn sẽ bị các google bot đánh giá rằng bạn đang cố tình khiến chúng nhớ lại điều đó quá nhiều. Và tất nhiên là như vậy không tốt.

Như thế là hợp lý?

Từ khóa xuất hiện trong URL chỉ một lần với 1 ý nghĩa duy nhất
URL không quá dài (60-80 ký tự)
Gợi ý: Khi bạn đã thiết lập URL (nghĩa là bạn đã tạo ra nó rồi đó). Kiểm tra xem Google bot đã gửi về bộ lập chỉ mục hay chưa với cú pháp. { site:https://domain.com/duong-link-da-tao/}. Nếu đã xuất hiện kết quả, chúng tôi khuyên bạn không nên thay đổi nó nữa mà bạn có thể giảm thiểu các mật độ từ khóa liên quan trong các thẻ tiêu đề, mô tả.

Với những bài viết được thiết lập sau để bổ trợ cho bài viết SEO. Tránh việc sử dụng đi sử dụng lại một từ khóa SEO cho nhiều link, bạn có thể tham khảo từ khóa liên quan, từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa trong trường hợp này. Mở rộng thêm hoặc đi vào chi tiết thị trường ngách để tìm kiếm từ khóa thích hợp bổ nghĩa cho bài viết cần SEO.

Chốt lại câu hỏi số 1: Với URL đúng cách SEO cần phải có chứa từ khóa chính với mức độ vừa phải. Google bot và người sử dụng là những vị giám khảo khó tính.

2. URL của bạn có được xây dựng theo một cấu trúc rõ ràng?

Việc tối ưu hóa phân cấp URL đã khiến cho nhiều SEOer phải suy nghĩ và đắn đo. Rất nhiều những lý thuyết và dẫn chứng cụ để đã chỉ ra rằng, việc rút gọn những phân lớp giúp cho SEO trở nên dễ dàng hơn ở thời điểm hiện tại.

Chúng tôi nói rằng, điều đó chỉ thích hợp với một số ngành hàng, sản phẩm chứ không phải là tất cả. Các phân lớp góp phần giải nghĩa và phần nào khiến cho URL trở nên khoa học hơn bao giờ. Bản thân chính người sử dụng cũng tìm kiếm và định hình, phân loại sản phẩm khi nhìn thấy cấu trúc này. Tất nhiên, dài quá không bao giờ là tốt cả.

Một ví dụ để cùng phân tích nhé:

example.com/whiskey/irish-whiskey/jameson (1)

example.com/bushmills (2)

Bạn có thể thấy, trang web với (2) trở thành những phần chắp vá về subdomain và xung đột đường dẫn đến các sản phẩm tương tự. Theo quan điểm của người dùng thì điều này là kém và nó cũng gửi tín hiệu gây nhầm lẫn cho Google về cách phân loại sản phẩm bạn đang cung cấp.

URL đầu tiên sẽ đi từ domain sang category đến sub-category đến sản phẩm. URL thứ 2 đi từ domain đến sản phẩm. Theo phân cấp, cả 2 sản phẩm phải ở cùng cấp trong trang web và ví dụ jameson là tốt hơn cho SEO và người dùng.

Lời khuyên dành cho bạn đọc: Hãy dùng lại ở phân lớp thứ 3. Ví dụ: https://domain.com/chuyen-muc/bai-viet-SEO/. Để giải thích tại sao lại là giới bạn 3 phân lớp, chúng tôi xin phép hẹn các bạn sang một bài viết khác. Còn kết quả này đã được kiểm định và test từ nhiều SEOer trên thế giới chứ không chỉ Việt Nam.

Nên chọn (1) hay (2)?

Theo kinh nghiệm và cách nhìn nhận của chúng tôi tại thời điểm hiện nay. Với những website đang kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán sản phẩm, dịch vụ các bạn nên chọn cách số (1).

Cách (2) sẽ vô cùng phù hợp với những bạn làm blog, những trang chia sẻ kinh nghiệm.

Chốt lại câu hỏi số 2: Hãy cùng ngồi lại và định hướng lại xem doanh nghiệp, website của bạn đang định hướng theo lĩnh vực nào. Bạn cần phải có một cấu trúc Url rõ ràng ngay cả khi bạn thực hiện cách (1) hay (2). Cấu trúc này là tiền đề để người sử dụng đánh giá mức độ trau chuốt, tỉ mỉ của bạn. Google bot cũng chính là những người sử dụng khó tính nhất, tất nhiên rồi.

3. URL của bạn có bị dư thừa ký tự?

Trở lại quan điểm của câu hỏi số 1, người dùng có thể hiểu trang của bạn bằng cách xem URL thông qua việc đọc chúng. Điều này có nghĩa bạn cần phải tối ưu hóa cả với những từ ngữ bổ nghĩa. Nên loại bỏ những cái thừa nếu cần.

Các từ như “và” hoặc “hoặc” chỉ tạo ra sự phân tâm và có thể được tách hoàn toàn khỏi URL. Cũng giống như người dùng có thể hiểu chủ đề là gì mà không có những từ ngắn này, Google sẽ lấy được tất cả ý nghĩa mà nó yêu cầu.

Bạn cũng nên tránh lặp lại từ khoá trong URL. Thêm cùng một từ khóa nhiều lần với hy vọng tăng cơ hội xếp hạng của bạn sẽ chỉ dẫn đến cấu trúc URL spam.

Một ví dụ về sự lặp lại không cần thiết này là:

domain.com/whiskey/irish-whiskey/jameson-irish-whiskey/jameson-irish-whiskey-history

Hãy biến nó trở nên đẹp hơn như là: example.com/whiskey/irish-whiskey/jameson

Một điều nữa mà bạn nên chú ý đó là dấu cách “space” ở cuối dòng, giữa dòng. Điều này khiến cho đường dẫn sẽ có thêm một “-” nữa.

– Phân biệt chữ: rất phổ biến khi tìm thấy nhiều phiên bản cùng một URL có chữ thường và thỉnh thoảng sử dụng chữ in hoa. Sử dụng thẻ canonical để đánh dấu URL dưới dạng URL chữ thường hoặc nếu có thể, sử dụng chuyển hướng vĩnh viễn.

– Dấu gạch chéo: điều này có thể hữu ích giúp người dùng đến một phần cụ thể của trang nhưng hạn chế sử dụng chúng trong các trường hợp khác nếu có thể. Nếu nội dung người dùng được gửi đến sau ký tự #, hãy tạo ra URL đơn giản để thay thế.

– Dấu phân cách từ: sử dụng dấu gạch ngang để phân tách các từ trong chuỗi URL của bạn. Dấu gạch dưới sẽ kết hợp 2 từ lại với nhau, do đó hãy thận trọng khi sử dụng các từ này.

– Độ dài URL: Sau 512 pixel, Google sẽ cắt URL của bạn trong trang kết quả tìm kiếm. Nguyên tắc chung là để URL càng ngắn càng tốt mà không làm mất đi ý nghĩa tổng quát của chúng.

4. Bạn đã hợp nhất các phiên bản khác nhau của trang web chưa?

Khi https xuất hiện nhiều hơn khiến cho các Webmasters phải cân nhắc việc lựa chọn phiên bản dành cho trang web. Theo nguyên tắc, có hai phiên bản chính của domain được công cụ tìm kiếm inndex: www và non-www. Chúng ta có thể thêm vào http hoặc htttps.

Hầu hết SEO sử dụng chuyển hướng 301 để trỏ một phiên bản của trang web sang trang web kia (hoặc ngược lại). Điều này nói với các công cụ tìm kiếm rằng một URL cụ thể đã di chuyển vĩnh viễn đến đích khác.

Ngoài ra (ví dụ: khi bạn không thể chuyển hướng), bạn có thể chỉ định phiên bản yêu thích của bạn trong Google Webmaster Tools trong Configuration >> Settings >> Preferred Domain. Tuy nhiên, điều này có một số nhược điểm:

– Điều này chỉ chăm sóc cho Google.

– Tùy chọn này chỉ giới hạn trong các domain gốc. Nếu bạn có một trang web example.wordpress.com, phương pháp này không dành cho bạn.

Nhưng tại sao phải lo lắng về vấn đề www vs non-www? Điều này là do một số backlink của bạn có thể trỏ đến phiên bản www trong khi một số có thể trỏ đến phiên bản non-www.

Để đảm bảo tất cả giá trị SEO của phiên bản được hợp nhất, tốt hơn hết là xác định rõ ràng liên kết giữa chúng. Bạn có thể thực hiện việc này thông qua chuyển hướng 301 trong Google Webmaster Tools hoặc bằng cách sử dụng thẻ canonical.

5. Sử dụng đúng các thẻ Canonical

Đây là một đoạn code rất hữu ích khi bạn có nhiều phiên bản. Bằng việc thêm một thẻ canonical, bạn có thể cho Google biết cái nào là phiên bản ưa thích của bạn.

Lưu ý: Chỉ nên áp dụng thẻ canonical với mục đích giúp các công cụ tìm kiếm quyết định URL chuẩn của bạn. Để chuyển hướng các trang của trang web, hãy sử dụng chuyển hướng. Với nội dung được phân trang, phần lớn các trường hợp cần phải sử dụng thẻ rel = “next” và rel = “prev”.

Thẻ Canonical hữu ích cho bất kỳ trang web nào nhưng chúng đặc biệt mạnh đối với các nhà bán lẻ trực tuyến.

Ví dụ: trên trang web của Macy, tôi có thể vào trang Quilts & Bedspreads trực tiếp bằng cách sử dụng URL (https://www.macys.com/shop/bed-bath/quilts-bedspreads) hoặc bạn có thể đi đến homepage.

– Tôi có thể đi đến Homepage >> Bed& Bath >> Quilts & Bedspreads. URL với đường dẫn của tôi được tạo ra:

https://www.macys.com/shop/bed-bath/quilts-bedspreads?id=22748&edge=hybrid

– Hoặc bạn có thể đi đến Homepage >> For the Home >> Bed & Bath >> Bedding >> Quilts & Bedspreads. URL được tạo ra:

https://www.macys.com/shop/bed-bath/quilts-bedspreads?id=22748&cm_sp=us_hdr-_-bed-&-bath-_-22748_quilts-&-bedspreads_COL1

Bây giờ, cả ba URL dẫn đến cùng một nội dung. Và nếu bạn nhìn vào code của mỗi trang, bạn sẽ thấy thẻ sau trong phần head:


Như bạn thấy, đối với mỗi URL này, một canonical URL là được chỉ định, đây là phiên bản sạch sẽ nhất của tất cả các URL trong nhóm:

https://www.macys.com/shop/bed-bath/quilts-bedspreads?id=22748

Điều này làm giảm giá trị SEO của 3 URL này, có thể có một URL duy nhất được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Thông thường, các công cụ tìm kiếm khá thông minh trong việc xác định các canonical URL nhưng như Susan Moskwa đã từng viết tại Google Webmaster Central:

“Nếu chúng tôi không thể phát hiện tất cả các bản trùng lặp của một trang cụ thể, chúng tôi sẽ không thể hợp nhất tất cả các thuộc tính của chúng. Điều này có thể làm giảm sức mạnh tín hiệu xếp hạng của nội dung đó bằng việc phân chia chúng qua nhiều URL”.

6. Kết hợp Authority

Trong Search Quality Evaluators Guidelines của Google, đây là tài liệu tham khảo rõ ràng về cả nội dung chính và nội dung bổ sung.

Nội dung chính sẽ là trang dẫn đầu của bạn trong mỗi phần để xác định về category của bạn. Nó sẽ trình bày như một nguồn có liên quan cho một chủ đề. Nội dung bổ sung cung cấp thêm thông tin giúp người dùng điều hướng chủ đề và ra quyết định khi có thông tin.

Cấu trúc URL là một thành phần thiết yếu để nhận được quyền này.

Vì vậy, hãy trở lại ví dụ về rượu whisky của chúng tôi để xem chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này như thế nào. Trang web của chúng tôi là thương mại điện tử và chúng tôi muốn bán sản phẩm. Nghiên cứu ban đầu của chúng tôi từ Moz Keyword Explorer là một nguồn tài nguyên tuyệt vời khi chúng tôi thực hiện kế hoạch này. Dưới đây, tôi đã xuất danh sách từ khóa và giới hạn nó trong các chủ đề có khối lượng cao nhất. Từ đây, chúng tôi có thể bắt đầu quyết định những gì đủ điều kiện làm chủ đề cho nội dung chính hoặc nội dung bổ sung.

Tổng hợp

với nội dung bài viết dài và chứa đựng nhiều thông tin, chúng ta cần phải có một cái nhìn tổng hợp lại.

Việc tối ưu hóa URL là vô cùng quan trọng và bạn cần phải để ý nó thật tỉ mỉ từ những ký tự, độ dài, mật độ từ khóa…
Hãy cùng với đồng nghiệp ngồi lại với nhau và xây dựng kế hoạch phát triển chung mà trong đó bạn định hướng với các bước theo năm điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Url của bạn.
Sử dụng kết hợp các thẻ Canonical hay Authority để các Google bot hiểu nội dung bạn đang nói đến một cách dễ dàng và chính xác hơn.
Một URL tối ưu đúng cách là URL làm hài lòng cả người đọc và vị khách khó tính nữa (Google).
Để lại ý kiến của bạn trong phần bình luận. Chúng tôi sẽ quay trở lại và phản hồi những ý kiến của các bạn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *